Không riêng gì nhà thép tiền chế mà bất kỳ một công trình nào thì việc bố trí thép dầm móng cũng vô cùng quan trọng. Bởi lẽ sàn, móng và dầm luôn là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu chịu lực và tải trọng của ngôi nhà.
Đối với dân chuyên nghiệp thì cốt thép dầm là cụm từ rất khá quen thuộc và gần như nằm lòng chính xác tính chất của dầm. Tuy nhiên đối với người mới cũng như chủ đầu tư thì cách bố trí thép dầm móng như thế nào để chắc chắn vẫn còn khá mới mẻ. Trong bài chia sẻ dưới đây, Tân Khánh Steel chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những nguyên tắc bố trí dầm trong công trình nhà thép tiền chế.
Cách đọc hiểu bản vẽ thi công dầm
Trước khi đi đến những nguyên tắc bố trí dầm, bạn cần hiểu được bản vẽ thi công, cụ thể là bản vẽ kỹ thuật thi công dầm. Những bản vẽ này được thực hiện bởi các kỹ sư với chi tiết các thông số hình dáng, đường kính, chiều dài và cả số lượng. Như vậy bạn có thể tự ước lượng để định đoán về độ chắc chắn của dầm khi thi công.
Cơ bản một bản vẽ gồm mặt cắt và mặt ngang, dưới đây là một số quy định mà bạn cần lưu ý:
+ Trục dầm là mặt chính, sự thay đổi của cốt thép sẽ được thể hiện trên bản vẽ mặt ngang của trục dầm.
+ Phần bê tông được quy ước là phần trong suốt, các phần cốt thép đều được chi tiết rõ ràng các thông số kỹ thuật trên mặt chính.
+ Trong một số trường hợp nhà xưởng thép tiền chế có cấu tạo đơn giản và ở tải trọng thấp có thể không cần vẽ thép trong mặt chính. Lúc này bạn chỉ cần xem trên vài mặt cắt là có thể nắm được dầm móng.
+ Đối với cốt thép đai người vẽ sẽ thể hiện chủ yếu trên mặt cắt. Do đó khi xem mặt chính, bạn có thể thấy chỉ xuất hiện một vài đai là đại diện cho từng khu vực.
+ Trong trường hợp cốt thép đai được đặt với những khoảng cách không đều thì bạn cần chú xem kỹ số lượng đai với từng khoảng cách trong từng đoạn để tránh trường hợp bị sót.
Nguyên tắc bố trí thép dầm móng trong xây dựng nhà tiền chế
Đối với thép dầm móng, những nguyên tắc bố trí sẽ được thể hiện theo bản vẽ tiết diện ngang và dọc. Trong bài viết này, Tân Khánh Steel xin được giới hạn đề cập tới những kinh nghiệm khi bố trí thép dầm móng trên tiết diện ngang.
Bước 1: Chọn đường kính cốt thép dầm dọc
Đây là bước gần như quan trọng nhất, đảm bảo khả năng chịu lực cho toàn bộ công trình, bạn có thể lưu ý:
Đối với dầm sàn, đường kính cốt thép chịu lực sẽ rơi vào khoảng 12 tới 25mm, điều này tùy thuộc vào quy mô công trình để cân nhắc.
Riêng phần dầm chính để giữ trụ cho nhà thép tiền chế có thể nâng đường kính tới 32mm. Tuy nhiên chú ý không nên chọn đường kính lớn quá 1/10 bề rộng dầm.
Chú ý khi lựa chọn đường kính cho cốt thép chịu lực không dùng quá 3 loại và tỷ lệ chênh lệch đảm bảo khoảng 2mm. Như vậy để dễ thi công cũng như tránh nhầm lẫn cho thợ.
Khi bố trí thép trên bề mặt dầm móng, chú ý khoảng hở của cốt thép.
Bước 2: Xem xét lớp bảo vệ cho cốt thép dầm
Khi bố trí thép dầm móng của nhà xưởng khung thép tiền chế có 2 phần lớp bảo vệ cần chú ý đó là lớp bảo vệ của cốt thép chịu lực cấp 1 và lớp bảo vệ của cốt thép đai cấp 2. Nguyên tắc bắt buộc là chiều dày lớp bảo vệ không được nhỏ hơn khoảng cách đường kính cốt thép và đặc biệt lớn hơn hơn giá trị Co theo quy định:
Với cốt thép chịu lực:
Trong bản và tường có chiều dày ở mức dưới đây thì tham khảo giá trị Co:
+ Từ 100mm trở xuống Co tương ứng 10mm (15mm)
+ Từ 100mm trở lên Co tương ứng 15mm (20mm)
Ở phần dầm và sườn có chiều cao thì Co tham khảo:
+ Khi nhỏ hơn 250mm từ đó ứng với Co=15mm (20mm)
+ Ngược lại từ 250mm trở lên ứng với Co=20mm (25mm)
Với cốt thép cấu tạo, cốt thép đai:
Cân nhắc đến chiều cao tiết diện và tham khảo giá trị sau:
+ Dưới 250mm thì Co=10mm (15mm)
+ Từ 250mm trở lên thì nhận diện giá trị Co=15mm (20mm)
Từ giá trị Co tham khảo, bạn nên cân nhắc lớp bảo vệ cho cốt thép dầm để từ đó việc bố trí thép dầm móng chuẩn xác hơn.
Bước 3: Chú ý khoảng hở tại phần cốt thép dầm
Khoảng hở ở phần cốt thép dầm vô cùng quan trọng bởi chúng là khoảng cách thông thủy dàn đều tải trọng. Nguyên tắc đối với phần khoảng hở này là không được nhỏ hơn trị số lớn và phải thấp hơn đường kính cốt thép. Khi thực hiện đổ bê tông, đảm bảo đúng thông số:
+ Phần cốt thép đặt dưới =25mm
+ Phần cốt thép đặt trên =30mm
Ngoài ra, để đảm bảo đúng nguyên tắc bố trí thép dầm móng, đừng quên lưu ý phần giao nhau của cốt thép dầm.
Cũng như các công trình khác, phần dầm móng truyền tải trọng, giúp nâng đỡ toàn bộ công trình phía trên. Ngoài việc cần có đội ngũ thiết kế và kỹ sư để tính toán thì bạn cũng cần lưu ý về loại thép sử dụng sao cho tối ưu thực tế công trình.
Để nhà thép tiền chế được đảm bảo, liên hệ ngay với Tân Khánh Steel để được tư vấn chi tiết.
Nguồn: Tổng hợp