Thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng phù hợp để tạo ra một môi trường không khí trong lành, loại bỏ khí nóng, không khí ngột ngạt bên trong xưởng ra khỏi xưởng. Dưới đây là một số phương pháp thiết kế thông gió cho nhà xưởng được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
1. Hệ thống thông gió nhà xưởng tự nhiên
Là phương pháp tạo sự thông thoáng cho môi trường làm việc bằng cách xây dựng các ô lấy gió và thải gió một cách hợp lý để giúp không khí tuần hoàn một cách tự nhiên.
Ưu điểm: Không tốn chi phí đầu tư quạt thông gió công nghiệp, không mất chi phí vận hành động cơ, không có tiếng ồn và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Nhược điểm: Hiệu quả thấp có thể thấy là hệ thống thông gió tự nhiên này ít phát huy tác dụng nếu trong những tháng nắng hè cao điểm. Nhiều vấn đề chủ đầu tư không thể kiểm soát được như lưu lượng gió, hướng gió và thời tiết. Nếu sử dụng phương pháp thông gió này thì có thể sử dụng quả cầu không khí gắn trên mái để tăng cường đối lưu không khí.
2. Sử dụng quạt hút mái nhà xưởng
Đây là phương pháp thông gió sử dụng các quạt hút mái lắp trên mái của nhà xưởng, khi quạt hoạt động sẽ hút khí nóng, khí thải tích tụ trên mái nhà thải ra ngoài môi trường, đồng thời cung cấp nguồn không khí tươi vào trong nhà xưởng. Từ đó giúp không khí lưu thông và giảm bớt khí nóng trong nhà xưởng, sử dụng phương pháp này có thể giúp nhà xưởng giảm 3-5℃.
Ưu điểm: Lắp đặt nhanh và dễ dàng, không tốn chi phí đầu tư đường ống dẫn gió.
Nhược điểm: Hiệu quả làm mát kém nên ở những khu vực nắng nóng không thích hợp để áp dụng hệ thống này. Khi sử dụng sẽ tạo ra tiếng ồn.
3. Thông gió nhà xưởng qua đường ống dẫn gió
Phương pháp thông gió này sử dụng các quạt hút công nghiệp để cấp khí tươi vào trong nhà xưởng thông qua hệ thống các đường ống gió và miệng hút gió được bố trí khắp diện tích nhà xưởng.
Ưu điểm: Không khí được luân chuyển đều khắp diện tích của xưởng.
4. Thông gió nhà xưởng bằng quạt thông gió gắn tường
Đây là phương pháp thông gió bằng cách lắp đặt các quạt thông gió gắn tường. Khi quạt hút gió hoạt động thì sẽ tạo ra chênh áp bên trong xưởng, hút khí thải trong xưởng ra và cấp khí tươi vào trong xưởng. Các quạt thông gió vuông này thường tích hợp các chớp che mưa đóng mở tự động, lưu lượng gió lớn tới 44.500 m3/h.
5. Sử dụng tấm làm mát cooling pad
Đây là phương pháp thông gió sử dụng quạt hút gió công nghiệp kết hợp với tấm làm mát cooling pad nhằm tạo ra máy làm mát công nghiệp. Nguyên lý hoạt động của phương pháp làm mát nhà xưởng theo phương pháp này như sau dòng nước chảy mạnh ra cả 2 phía ngoài và trong trên tấm cooling pad, tạo ra sự va đập của không khí vào thành lưới. Theo đó, bụi bẩn và mùi trong không khí ở trong xưởng sẽ được giữ lại và bị nước cuốn trôi.
Không khí trong phòng bị hút ra và gió từ bên ngoài sẽ tự động tràn vào phòng, không khí bị hút ra qua tấm cooling pad sẽ kéo theo nhiệt độ và bụi bẩn ra bên ngoài. Còn không khí từ bên ngoài hút vào trong xưởng qua màng nước ở tấm cooling pad sẽ làm hạ nhiệt độ của khí nên không khí được cấp vào trong phòng sẽ thấp hơn khí ở ngoài trời vài độ.
Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí đầu tư và chi phí vận hành hơn hẳn phương pháp làm mát bằng điều hòa công nghiệp. Thông gió bằng phương pháp này giúp giảm từ 8℃ đến 10℃ cho nhà xưởng.
Nhược điểm: Do tác động của vi sinh vật gây hại sau một thời gian sử dụng những tấm cooling pad này sẽ có rêu mốc, bị mục và hỏng. Nguồn nước sử dụng cho hệ thống phải đạt các yêu cầu về chất lượng, không chứa chất như Ca, CO₂, Sunfat và Axit. Và một số tác động của môi trường và tuổi thọ, dẫn đến chi phí lắp đặt ban đầu có vẻ tiết kiệm nhưng phải bảo dưỡng thường xuyên sẽ mất nhiều chi phí hơn.
Trên đây là một số phương pháp thông gió nhà xưởng chủ yếu được sử dụng để tạo ra môi trường làm việc trong lành các công nhân. Khách hàng tùy theo mức chi phí đầu tư có thể chọn cho mình một phương pháp thông gió hiệu quả và phù hợp.
Xem thêm:
>> Nhà thép tiền chế là gì? Có nên làm nhà thép tiền chế không?
>> Top những mẫu nhà xưởng khung thép tiền chế đơn giản, bền bỉ vượt thời gian
Nguồn: Sưu tầm